fbpx
Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH14

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng VLTL với các máy DoctorHome

Viem-khop-dang-thap

Viêm khớp dạng thấp (trước kia gọi là Viêm đa khớp dạng thấp) là bệnh mạn tính tự miễn, do sự rối loạn hệ thống tự miễn dich tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể mình, phá hủy trực tiếp đến niêm mạc khớp.

Bệnh gây đau, sưng, nóng, đỏ, cứng khớp. Đầu xương dưới sụn và lớp sụn bị mài mòn và phá hủy dần, hệ thống dây chằng bị viêm gây giãn, mất dần tính đàn hồi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến dạng các khớp: cổ tay, khuỷu tay, vai, hông, đầu gối, mắt cá chân, cổ, bàn chân …..làm mất sức lực và khả năng vận động của khớp, nhiều trường hợp tạo ta các cục u dưới da vùng khủy tay, ngón chân.. gọi là ‘Nốt thấp khớp’.

Bệnh hay gặp ở người từ 20 đến 40 tuổi. Nữ giới mắc bệnh nhiều gấp 2-3 lần nam giới, phụ nữ trong thời kỳ mang thai chiếm tỷ lệ nhiều hơn.

Bệnh không chữa khỏi được hoàn toàn, nhưng nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì vẫn duy trì được chức năng vận động và giảm thiểu tình trạng nặng nên của bệnh.

1. Triệu chứng của bệnh.

1.1. Triệu trứng thường gặp:

Bệnh diễn biến từ mức đau nhẹ, thoáng qua cho tới đau nặng. Bệnh có thể tự khỏi khi cơ thể khỏe, khả năng đề kháng tốt ngược lại, nếu cơ thể yếu khả năng đề kháng, miễn dich kém bệnh sẽ tiến triển nặng lên gây sưng, đau tại các khớp, người bệnh mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, khó ngủ, khó vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng phổ biến của bệnh là đau khớp và xơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động thời gian dài. Cứng khớp thường xuất hiện đột ngột và đỡ hơn sau khi cử động nhiều lần. Biểu hiện khác như: Bỏng hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, nổi nhọt ở chân, chán ăn, ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn, nốt sần da, yếu và sốt cao. Khớp sưng tấy, đỏ, nóng, mềm và biến dạng

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR), chỉ rõ, trong khoảng 6 tuần, người bị viêm khớp dạng thấp sẽ có 4/7 biểu hiên sau:

  • Buổi sáng bị cứng khớp trên 1 giờ.
  • Có ít nhât 3 trong số các khớp sau bị sưng đau kéo dài: ngón bàn tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, gối, cổ chân, bàn chân, ngón chân;
  • Có 1 trong 3 vị trí bị sưng đau: khớp ngón tay, khớp bàn tay, khớp cổ tay;
  • Các khớp bị sưng đối xứng với nhau;
  • Dưới da vùng khớp đau có u hạt nhỏ;
  • Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính;
  • Hình ảnh X quang điển hình chụp tại vị trí khớp bị tổn thương.

1.2. Diễn biến của bệnh được chia làm 4 giai đoạn cụ thể như sau:

– Giai đoạn I: Nhẹ: Sưng, đau khớp do viêm màng trên khớp. Số lượng tế bào miễn dịch tăng trong dịch khớp.

– Giai đoạn II: Trung bình: Độ viêm trong mô tăng lên, lan truyền rộng ra xung quanh. Mô xương phát triển dày lên làm hẹp không gian khoang khớp và trên sụn, sụn khớp bị phá hủy dần, khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn, khớp chưa bị biến dạng;

– Giai đoạn III: Nặng: Sụn khớp bị mài mòn làm lộ xương dưới sụn, gây đau khớp, sưng tấy, khó chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các u hạt ở vùng khớp viêm;

– Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối: Mức độ viêm giảm. Tại khớp viêm, xuất hiện các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) gây mất chức năng vận động của khớp.

1.3. Biến chứng của bệnh.

Bệnh tuy không gây chết người nhưng ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác như tim, phổi, mắt, da, mạch máu, gây thiếu máu, khô miệng, khó thở, giảm chức năng hô hấp, giảm thị lực, khô mắt, đỏ mắt, nguy cơ nhiễm trùng cao….., Người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, nóng, sốt nhẹ.. làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, da, tổn thương thần kinh ngoại biên, loãng xương, tàn phế, bại liệt.

2. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Khoa học hiện đại chưa tìm được chính xác nguyên nhân của tình trạng rối loạn miễn dịch gây ra viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, khoa học cũng chỉ ra: Khi hoạt động của hệ thống miễn dịch bị rối loạn thì các tế bào bạch cầu (có nhiệm vụ phát hiện và tấn công vi rút, vi khuẩn để bảo vệ cơ thể) đã xác định nhầm các mô khớp khỏe mạnh và màng bao hoạt dịch là nguy cơ gây hại cho cơ thể, do đó đã tấn công vào các mô này, tạo ra các chất gây viêm như TNF-alpha, protein, gây ra phản ứng viêm tại khớp.

Theo thời gian, tình trạng viêm đó sẽ làm tổn thương sụn, xương, gân và dây chằng ở gần khớp, lâu dần làm biến dạng khớp. Các yếu tố tác động không tốt đến tính kháng nguyên của màng hoạt dịch khớp bao gồm:

– Di truyền: Người trong gia đình có bố mẹ bị bệnh,có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 2-3 lần so với gia đình khác.

– Yếu tố phát bệnh: Màng bao quanh khớp bị virus, vi khuẩn di chuyển từ máu tấn công, sinh ra chất gây viêm TNF-alpha , thúc đẩy phản ứng viêm tại khớp.

– Giới tính: (70 – 80)% người mắc bệnh là phụ nữ, trong đó 2/3 trường hợp là người trên 30 tuổi.

– Cung cấp dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt: Cơ chế tự miễn sẽ rất kém nếu cơ thể bị suy nhược do thiếu dinh dưỡng, lối sống thiếu lành mạnh như thức khuya, stress, sử dụng riệu bia, thuốc lá quá mức cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

– Yếu tố liên qua đến phát triển bệnh: Người có bệnh truyền nhiễm, bị nhiễm lạnh, môi trường sống độc hại, ẩm thấp, sau phẫu thuật, béo phì…. là yếu tố để bệnh phát triển nhanh hơn.

3. Chẩn đoán bệnh Viêm khớp dạng thấp

– Lâm sàng: Căn cư vào các triệu chứng trong mục 1;

– Cận lâm sàng:

+ Chụp X quang: khớp bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương để nhận biết sự bào mòn sụn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

+ MRI và siêu âm: giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

+ Xét nghiệm máu: Xác định mức tăng tốc độ lắng hồng cầu (ESR, hoặc tốc độ sed) hoặc protein phản ứng C (CRP), để nhận biết quá trình viêm trong cơ thể. tìm kiếm yếu tố thấp khớp và kháng thể peptide citrullated chống cyclic.

4. Điều trị bệnh bằng phương pháp không dùng thuốc – sử dụng máy VLTL DoctorHome.

4.1. Quan điểm điều trị

Điều trị viêm khớp dạng thấp là một vấn đề rất khó vì chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được tường minh nguyên nhân gây ra bệnh do vây việc điều trị chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng. Mục tiêu của điều trị là áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng giảm đau và từng bước đưa cơ thể về trạng thái cân bằng dừng( trạng thái tốt nhất của hệ thống sống).

Ở trạng thái này việc trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của tế bào là tốt nhất, hệ thống miễn dịch làm việc tối ưu, khả năng tự chữa bệnh của cơ thể được phát huy cao nhất. Cơ thể dần xác lập lại trạng thái trật tự ban đầu hoặc chuyển sang trạng thái trật tự mới có lợi cho hệ thống miễn dịch nhận dạng và tiêu diệt đúng các loại vi khuẩn, vi rút gây hại cho cơ thể. Cơ thể sẽ dần hồi phục và đẩy lùi bệnh một cách an toàn , hiệu quả.

Phương pháp điều trị bằng YHCT kết hợp với YHHĐ sẽ đáp ứng được mục tiêu điều trị này vì chức năng điều khiển theo cơ chế tự động của hệ thống sống được khôi phục và làm việc với đúng chức năng. Mặt khác người bệnh được giảm đau nhanh, sẽ lạc quan, hợp tác và tuân thủ quy định của bác sĩ, cơ thể không bị các chất độc tấn công do không dùng các thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc ngủ,…

4.2 Phác đồ điều trị.

Phác đồ này chỉ hiệu quả trong điều trị đối với người có bệnh từ mức độ 1 đến mức độ 3.

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ các khớp bị đau bằng nước muối họac dung dịch chuyên dùng trong y tế.

Bước 2: Đặt người bệnh trên giường điều trị ở trạng thái thoải mái nhất và thực hiện đồng thời các tác nhân vật lý trên máy DoctorHome DH14 để thực hiện các kỹ thuật sau:

a. Sử dụng tổ hợp (Ion âm, nhiệt thẩm thấu thuốc, điện xung) điều trị các khớp bị đau trên người bệnh. Thời gian điều trị: 15 – 30 phút/khớp/lần/ngày (hạn chế tác nhân nhiệt khi khớp sưng, nóng, đỏ)

b. Sử dụng tổ hợp (siêu âm kết hợp với điện xung): Đặt một điện cực điện xung dán ở huyệt gần khớp bị đau Đặt đầu siêu âm tại vị trí các khớp đau (điều chỉnh cường độ sóng siêu âm tư mức (7-9), tăng dần cường độ điện xung lên mức mà người bệnh cảm thấy thoải mái nhất), di chuyển đầu siêu chậm và dừng lai 01 phút tại các điểm đau của vùng khớp. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ để đặt Thời gian điều trị từ (05-10) phút/ khớp /01 lần/01 ngày.

Bước 3: Sử dụng kỹ thuật điện phân thuốc kết hợp với nhiệt hồng ngoại trên máy điện phân DoctorHome DH16 để điều trị các khớp đau, giúp chống viêm và giảm đau nhanh hơn. Thời gian 20-30 phút/khớp/lần /ngày.(Thuốc điện phân có thể dung Natri Salicylat 5% là thuốc chống viêm giảm đau). Nên điều trị 2 khớp đối xứng một lúc sẽ cho hiệu quả điều trị cao hơn.

Bước 4: Laser châm sử dụng máy máy Laser 2 bước sóng DoctorHome DH18: Đặt các điện cực phát laser 2 bước sóng (650 và 808) nm- 220 mw trên các kênh (2,3,4,5,6) tại các điểm đau của khớp để điều trị các khớp bị đau, đồng thời sử dụng kỹ thuật laser nội tĩnh mạch (đầu phát laser 650nm- 5mW trên kênh 1) để điều trị trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh nhằm giảm đau, giảm phù nề, giảm độ kết dính hồng câu, tăng dinh dưỡng máu nuôi toàn bộ cơ thể, tăng tính miễn dịch, tăng độ đàn hồi của mạch máu. Chống viêm, tăng thành phần ATP thúc đẩy khả năng trao đổi chất và chuyển hóa năng lương của tế bào, trung hòa gốc tự do, hồi phục tế bào niêm mạc khớp, tăng cường khả năng hồi phục cơ thể. thời gian điều trị (10-30) phút/lần/ ngày.

Bước 5: Vận động xoa bóp nhẹ nhàng các Khớp và tổ chức cơ xung quanh, thư giãn, thời gian 10 phút/lần/ngày.

5. Kết luận.

Tại phòng khám DoctorHome nếu người bệnh được điều trị kịp thời, khả năng hồi phục (70-90)% tình trạng bệnh chỉ sau (2-4) tuần. Trường hợp bệnh nặng, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn (5-8) tuần (sau 25 ngày nghỉ 10 ngày mới điều trị tiếp). Đây là một kỹ thuật mới và hiện đại được áp dụng trong chuyên ngành YHCT kết hợp với YHHĐ – Phục hồi chức năng, là phương pháp điều trị không dùng thuốc, không gây đau, không lây truyền bệnh, an toàn, hiệu quả, rễ áp dụng tại các tổ chức y tế và đã giúp cho người bệnh nhanh chóng hồi phục một các toàn diện, sớm hòa nhập cộng đồng. Chúng tôi tự tin và giới thiệu giải pháp để đổng nghiệp và người bệnh tham khảo.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

DMCA.com Protection Status